Mở cửa: Thứ 2 - Thứ 7: Từ 8h00 - 17h00


Thủ tục cấp đổi sổ từ phôi cũ sang phôi mới

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) là giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu hợp pháp của một chủ thể đối với cá nhân, tổ chức xác định. Sau khi được cấp sổ đỏ, người sử dụng đất mới có toàn bộ quyền năng để thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật. Qua các thời kỳ, các quy định về quy cách, kiểu mẫu sổ đỏ thay đổi, dẫn đến việc gây khó dễ cho người dân muốn thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến sổ đỏ khi cuốn sổ của mình đã cũ k còn phù hợp với quy định hiện hành. Nhằm mục đích hướng dẫn thủ tục, bổ sung kiến thức đảm bảo quyền lợi cho quý khách hàng, công ty TNHH Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội hướng dẫn thủ tục cấp đổi sổ từ phôi cũ sang phôi mới cụ thể và chi tiết để quý khách hàng thực hiện thuận lợi nhất.

1. Trình tự, thủ tục cấp đổi sổ đỏ

Bước 1: Tiến hành kiểm tra tính pháp lý của sổ đỏ, thu thập giấy tờ liên quan;
Bước 2: Liên hệ công ty đo đạc, tiến hành đo đạc lập hồ sơ hiện trạng thửa đất;
Bước 3: Xin xác nhận của UBND cấp xã (UBND xã, phường, thị trấn) về tình trạng sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp;
Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện nơi có đất;
Bước 5: Thực hiện việc nộp phí, lệ phí, thuế (nếu có);
Bước 6: Nhận kết quả là sổ hồng (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất mẫu mới nhất hiện hành).

2. Hồ sơ xin cấp đổi sổ đỏ

  • Bản chính sổ đỏ( GCN)
  • Đơn đề nghị cấp đổi, cấp lại GCN (mẫu 10/ĐK);
  • Giấy xác nhận của UBND cấp xã, phường về tình trạng sử dụng đất ổn định, không tranh chấp, khiếu kiện;
  • Hồ sơ kỹ thuật thửa đất;
  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của người sử dụng nhà đất;
  • Văn bản ủy quyền nộp hồ sơ (trong trường hợp ủy quyền).

3. Thời gian thực hiện

Theo quy định là không quá 14 ngày kể từ ngày Văn phòng đăng ký đất đai nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

4. Các khoản phí, lệ phí cần đóng

  • Lệ phí địa chính (lệ phí cấp sổ): tùy từng quận, huyện.

5. Những lưu ý khi cấp đổi sổ đỏ

  • Khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên để tránh trường hợp bị trả hồ sơ, phải đi lại nhiều lần;
  • Đối với trường hợp thông tin thể hiện trên sổ đỏ có sai, thiếu sót. Hiện trạng thửa đất bị biến động về hình dạng, kích thước, diện tích, thì khách hàng phải làm thủ tục đính chính sổ đỏ;
  • Thời gian cấp sổ theo quy định là không quá 14 ngày nhưng trên thực tế có thể kéo dài hơn;
Nếu khách hàng có vướng mắc cần tư vấn, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến công ty TNHH Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội theo hotline: 0987 898 797 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
Chúng tôi tư vấn qua Hotline miễn phí cho khách hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hoặc liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ Email: gcnqsddhanoi@gmail.com
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ cấp đổi sổ, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline trên.
Nếu bài viết này hay, quan trọng với nhu cầu của khách hàng, của bạn đọc, bạn hãy bấm nút Share cho bạn của bạn cùng đọc, share về tường Facebook của bạngửi vào Email của bạn để nếu khi cần bạn có thể đọc lại.
Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng công ty chúng tôi.
Trân trọng !

Thủ tục đính chính biến động sổ đỏ

Nhà đất là tài sản có giá trị rất lớn.. Các quy định về hàng thừa kế, cách thức phân chia di sản thừa kế được quy định khá rõ ràng trong Bộ luật dân sự 2015.
Nhằm tạo điều kiện quý khách hàng nắm rõ tất cả các thủ tục về nhà đất một cách nhanh nhất và chính xác nhất, công ty TNHH Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục đính chính sổ đỏ qua SĐT tư vấn pháp luật miễn phí 0987 898 797. 
1. Các dạng biến động thường gặp trên sổ đỏ:
– Sai lệch về hình dáng, kích thước thửa đất;
– Tăng, giảm diện tích thửa đất so với hiện trạng sử dụng;
– Sai lệch về thông tin trong GCN;

2. Trình tự, thủ tục đính chính sổ đỏ:

Bước 1: kiểm tra tính pháp lý của GCN. Đo đạc, xác định hiện trạng sử dụng đất.
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị đính chính GCN tại văn phòng ĐkĐĐ
Bước 3: Nhận thông báo đề nghị cung cấp, bổ sung giấy tờ phục vụ công tác đính chính GCN;
Bước 4: nộp hồ sơ tại UBND phường, xác định mốc giới, hiện trạng sử dụng;
Bước 5: nhận thông abos thuế, nộp các loại thuế, phí, lệ phí( nếu có);
Bước 6: Nhận kết quả là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã đính chính;

3. Hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện thủ tục đính chính sổ đỏ:

  • Bản chính giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất( sổ đỏ)
  • Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của những người có quyền trên sổ đỏ;
  • Hồ sơ kỹ thuật thửa đất thể hiện đầy đủ các thông tin cần đính chính;
  • Đơn đăng ký biến động thửa đất( theo mẫu);
  • Biên bản kiểm tra hiện trạng thửa đất;
  • tờ trình về việc yêu cầu, đủ điều kiện thực hiện đính chính thửa đất của UBND Phường;

 4. Thuế, phí, lệ phí các loại phải nộp khi thực hiện đính chính sổ đỏ:

  • Thuế sử dụng đất( đối với trường hợp diện tích tăng, mức thuế áp dụng tùy từng trường hợp cụ thể)
  • Phí cấp sổ;
  • Phí thẩm định, đo đạc;
Trên đây là quy trình và những vấn đề chủ yếu khi khách hàng thực hiện thủ tục đính chính. Tuy nhiên, khi giải quyết, nếu khách hàng chưa có kinh nghiệm, sẽ gặp vô số khó khăn khác như việc xác nhận nguồn gốc đất đai, hay đi lại giữa các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm? thủ tục đính chính chi tiết, khi làm thủ tục đính chính sổ đỏ thì cần liên hệ các cơ quan nào,…khiến khách hàng cũng gặp nhiều khó khăn. Để tháo gỡ những khó khăn đó,quý khách hàng hãy liên hệ  SĐT tư vấn pháp luật miễn phí 24/7: 0987 898 797 để được chuyên viên tư vấn miễn phí.

Thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi mất. Quý khách hàng có người thân không may qua đời và có di chúc để lại nhà đất cho mình hoặc anh, chị, em ruột của mình nhưng không biết thủ tục để sang tên sổ đỏ cho mình hoặc những người đó. Biết được khó khăn quý khách hàng đang gặp phải, công ty TNHH Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội hướng dẫn quý khách hàng quy trình để thực hiện việc sang tên sổ đỏ theo di chúc mà người đã mất để lại.

1. Hồ sơ, trình tự, thủ tục sang tên sổ đỏ, sổ hồng

Bước 1: Làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng:
Để thực hiện khai nhận di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng, quý khách hàng cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
  • Di chúc;
  • Sổ đỏ;
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản;
  • Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh/đăng ký kết hôn của nhữngngười hưởng di sản;
  • Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền (trong trường hợp xác lập giao dịch thông qua người đại diện).
– Văn phòng công chứng trước khi công chứng sẽ thực hiện niêm yết tại UBND xã, phường, thị trấn nơi người để lại di sản thường trú cuối cùng;
– Khi nhận lại bản niêm yết thừa kế có xác nhận của UBND phường, xã mà không có tranh chấp, khiếu kiện thì Công chứng viên hẹn ngày lên ký kết văn bản khai nhận/ thỏa thuận phân chia di sản;
– Đến ngày hẹn, người thừa kế mang theo toàn bộ bản chính các giấy tờ đã nộp cho phòng công chứng ở trên đến ký kết văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Bước 2: Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất
1. Một trong những người đại diện nộp hồ sơ sang tên tại  văn phòng đăng ký đất đai. Hồ sơ ở bước này gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất,
– Di chúc;
– Văn bản khai nhận di sản thừa kế (có công chứng);
– Sổ đỏ;
– Bản sao Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh/giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của những người hưởng di sản;
– Giấy chứng tử;
– Tờ khai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và Tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà đất.
2. Căn cứ vào hồ sơ, cơ quan quản lý chuyên môn sẽ kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có);
3. Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà ở sẽ gửi thông báo nộp thuế để người thừa kế đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế (nếu người thừa kế không thuộc diện phải nộp hoặc được miễn nộp nghĩa vụ tài chính thì không có bước này);
4. Sau khi đã nộp thuế, người thừa kế nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ lại tại Văn phòng đkđđ 
Bước 3: Nhận kết quả là Sổ đỏ, sổ hồng (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất).

2. Thời gian thực hiện

  • Thời gian niêm yết văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết,
  • Thời gian thực hiện thí thủ tục sang tên sổ đỏ là không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai.

3. Thuế, phí, lệ phí

  • Lệ phí trước bạ là 0,5% trên khung giá nhà, đất do nhà nước ban hành;
  • Thuế thu nhập cá nhân: được miễn thuế (trừ trường hợp người nhận di sản thừa kế không có quan hệ cha, mẹ con; ông bà với cháu, vợ với chồng; anh, chị, em, ruột với nhau;
  • Phí cấp phôi sổ đỏ: tùy từng quận, huyện;

4. Sản phẩm sau thừa kế QSDĐ

Mẫu thừa kế phần quyền sử dụng đất cho 1 thành viên trong hộ gia đình

4. Lưu ý khi làm sổ đỏ

  • Đối với giá trị tài sản thừa kế có giá trị trên 10 triệu đồng thì mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân;
  • Thu nhập từ nhận thừa kế là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau thì được miễn thuế;
  • Thời hạn thực hiện thủ tục trên có thể dài hơn trên thực tế vì liên quan đến nhiều loại giấy tờ tùy thân, mối quan hệ trong gia đình phức tạp.
Trong quá trình sang tên sổ đỏ do nhận thừa kế có bất kỳ vướng mắc nào, quý khách hàng vui lòng gọi vào số 0987 898 797 chúng tôi sẽ hỗ trợ miễn phí để quý khách làm thủ tục một cách chính xác và nhanh chóng.
Ngoài ra, nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ dịch vụ sang tên sổ đỏ tại Hà Nội hãy liên hệ với chúng tôi theo số Hotline miễn phí: 0888 056 686
Email: gcnqsddhanoi@gmail.com
Trân trọng cảm ơn quý khách hàng!

 

Đăng ký nhận bài viết mới

Kiểm tra hồ sơ

Quý khách chụp/quét hồ sơ và gửi về:

Email: gcnqsdd.hanoi@gmail.com

Lĩnh vực, phạm vi hoạt động

//PART 2